Học phần: Kế toán tài chính
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
KẾ TOÁN TÀI CHÍNH ( KTTC 1 và KTTC 2)
1. Mã số học phần: KTTC 501 và KTTC 502
2. Số tín chỉ: 3 tín chỉ (2, 1)
3. Bộ môn phụ trách: Kế toán tài chính
Học hàm / học vị, họ và tên | Bộ môn | Email liên lạc |
PGS.TS. Bùi Văn Dương | Kế toán tài chính | bvduong_kt@yahoo.com |
PGS.TS. Nguyễn Xuân Hưng | Kế toán tài chính | hung_nguyenxuan2003@yahoo.com |
PGS.TS. Hà Xuân Thạch | Kế toán tài chính | hxt@ueh.edu.vn |
TS. Nguyễn Thị Kim Cúc | Kế toán tài chính | ntkimcuc@ueh.edu.vn |
TS. Nguyễn Ngọc Dung | Kế toán tài chính | ngocdung.dhkt@gmail.com |
4. Giới thiệu học phần
Học phần được thiết kế nhằm giới thiệu cho người học các vấn đề chuyên sâu và hiện đại về lĩnh vực kế toán tài chính. Nội dung môn học cung cấp những kiến thức liên quan đến việc hợp nhất kinh doanh; giao dịch tạo lợi nhuận liên công ty; Báo cáo tài chính hợp nhất cho mô hình tập đoàn kinh tế, tổng công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con.
5. Các mục tiêu của học phần
Sau khi kết thúc học phần, học viên có thể:
– Giải thích được các loại hoạt động hợp nhất kinh doanh; hiểu và vận dụng được phương pháp kế toán hợp nhất kinh doanh.
– Kế toán các khoản đầu tư theo phương pháp vốn chủ sở hữu.
– Hiểu và vận dụng được phương pháp, kỹ thuật liên quan đến việc lập Báo cáo tài chính hợp nhất.
6. Nội dung chi tiết học phần
Chương 1: Hợp nhất kinh doanh
1.1 Khái niệm và lợi ích của hợp nhất kinh doanh.
1.2 Các hình thức hợp nhất kinh doanh và phương pháp mua.
1.3 Nguyên tắc kế toán hợp nhất kinh doanh
Chương 2: Kế toán các khoản đầu tư
2.1 Các khái niệm và quy định của kế toán.
2.2 Căn cứ để ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính (riêng) của nhà đầu tư
2.3 Căn cứ để ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính hợp nhất.
Chương 3: Giới thiệu về Báo cáo tài chính hợp nhất
3.1 Quy định chung về Báo cáo tài chính hợp nhất.
3.2 Bảng cân đối kế toán hợp nhất tại ngày mua.
3.3 Bảng cân đối kế toán hợp nhất sau ngày mua.
3.4 Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất.
Chương 4: Kỹ thuật lập Báo cáo tài chính hợp nhất
4.1 Lập Báo cáo tài chính hợp nhất cho năm mua.
4.2 Lập Báo cáo tài chính hợp nhất cho năm tiếp theo sau khi mua.
Chương 5: Kế toán các giao dịch liên quan đến lợi nhuận trong nội bộ tập đoàn khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất
5.1 Nội dung và quy định của kế toán.
5.2 Giao dịch liên quan đến lợi nhuận trong nội bộ tập đoàn về hàng tồn kho.
5.3 Giao dịch liên quan đến lợi nhuận trong nội bộ tập đoàn về tài sản cố định.
5.4 Giao dịch liên quan đến lợi nhuận trong nội bộ tập đoàn về trái phiếu.
Chương 6: Hợp nhất – Các thay đổi trong quyền sở hữu
6.1 Mua công ty con trong một kỳ kế toán.
6.2 Mua lại từng phần.
6.3 Việc bán quyền sở hữu.
6.4 Thay đổi về quyền sở hữu do các giao dịch cổ phiếu của công ty con.
Chương 7: Nắm giữ cổ phiếu lẫn nhau và nắm giữ cổ phiếu gián tiếp.
7.1 Các dạng cấu trúc tập đoàn.
7.2 Nắm giữ gián tiếp – Lập Báo cáo tài chính hợp nhất cho cấu trúc Cha – Con – Cháu
7.3 Nắm giữ gián tiếp – Lập Báo cáo tài chính hợp nhất cho cấu trúc dạng liên kết các công ty
7.4 Nắm giữ lẫn nhau – Cổ phiếu công ty mẹ bị công ty con nắm giữ
7.5 Cổ phiếu công ty con nắm giữ lẫn nhau
Chương 8: Cổ phiếu ưu đãi của công ty con, lãi hợp nhất trên cổ phiếu và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hợp nhất.
8.1 Công ty con với cổ phiếu ưu đãi
8.2 Công ty mẹ và lãi hợp nhất trên cổ phiếu.
8.3 Công ty con và trái phiếu chuyển đổi
8.4 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp tại đơn vị hợp nhất
Chương 9: Chuyển đổi báo cáo tài chính của các hoạt động ở nước ngoài
9.1 Khái niệm và phân loại
9.2 Chuyển đổi báo cáo tài chính đối với hoạt động ở nước ngoài không thể tách rời với doanh nghiệp báo cáo.
9.3 Chuyển đổi báo cáo tài chính đối với cơ sở hoạt động độc lập ở nước ngoài
9.4 Thanh lý cơ sở ở nước ngoài
7. Tài liệu học tập, tham khảo
– Các chuẩn mực kế toán Việt Nam và các thông tư hướng dẫn kế toán
– Tài liệu liên quan IFRS từ năm 2010 trở đi.
– Sách và các bài viết về Báo cáo tài chính hợp nhất.
– Tài liệu do Bộ môn Kế toán tài chính biên soạn.
8. Cách thức đánh giá kết quả học tập
Học phần giảng lý thuyết, kết hợp thuyết trình, thảo luận, giải quyết bài tập tình huống. Những yêu cầu cụ thể khi học viên tham dự học phần sẽ do Giảng viên quy định. Kết thúc học phần, đánh giá kết quả học tập như sau:
– Điểm quá trình: 50% (số lần kiểm tra do Giảng viên quy định)
– Điểm thi kết thúc môn học: 50%