Môn học: Phương pháp nghiên cứu kinh tế
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
HỌC PHẦN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ
SỐ TÍN CHỈ: 2
- Giảng viên phụ trách:
- TS. Trần Tiến Khai – Khoa Kinh tế Phát triển ĐH Kinh tế Tp. HCM
- TS. Phạm Khánh Nam – Khoa Kinh tế Phát triển, ĐH Kinh tế TP. HCM
- Mô tả môn học:
Môn học cung cấp cho học viên các phương pháp và kỹ năng thực hiện nghiên cứu đối với các chủ đề kinh tế học và kinh tế phát triển.
Một trong những kỹ năng thiết yếu mà học viên ngành kinh tế cần có là khả năng phân tích vấn đề và đánh giá cách thức can thiệp để giải quyết vấn đề đó. Các vấn đề được đề cập ở đây là các vấn đề kinh tế. Môn học phương pháp nghiên cứu sẽ giúp sinh viên nhận dạng, xây dựng và phát triển vấn đề nghiên cứu, thiết kế một khung nghiên cứu để giải quyết vấn đề đó, chuyển vấn đề thành câu hỏi nghiên cứu, thu thập và phân tích số liệu để trả lời câu hỏi nghiên cứu và cuối cùng là viết báo cáo nghiên cứu. Cần lưu ý rằng chúng ta khó có thể xây dựng và cải thiện kỹ năng nghiên cứu khoa học thông qua sách vở hoặc giáo trình. Quá trình nghiên cứu không đơn thuần là tìm ra “chân lý”, thông thường nhà nghiên cứu đối diện với rất nhiều cách thức khác nhau để tiến hành nghiên cứu, và cách thức nghiên cứu sẽ ảnh hưởng đến cách thức giải quyết vấn đề. Do đó kết quả nghiên cứu không thể giải thích toàn bộ, nó chỉ mang giá trị giải thích một phần hiện thực. Thực hiện một nghiên cứu khoa học thực tế là cách tốt nhất để học môn học này.
- Mục tiêu môn học:
Mục tiêu tổng quát là cải thiện khả năng nghiên cứu kinh tế của học viên
Mục tiêu cụ thể là tăng cường khả năng hiểu biết của học viên về:
- Bản chất của quá trình nghiên cứu
- Các bước thiết kế nghiên cứu
- Cách thức xử lý số liệu
- Cách thức viết báo cáo nghiên cứu
- Nội dung chi tiết môn học:
Các nhà nghiên cứu khác nhau có các phương pháp thực hiện nghiên cứu khác nhau. Do đó, sẽ không có một phương pháp nghiên cứu chính thống. Giảng viên sẽ giới thiệu các bước chủ yếu trong nghiên cứu. Sinh viên sẽ tham gia thảo luận, phát triển kỹ năng phương pháp cho riêng mình đối với các bước nghiên cứu đó. Sinh viên sẽ phát triển một đề cương nghiên cứu cho riêng mình. Quá trình học sẽ là quá trình sinh viên phát triển đề cương nghiên cứu đó.
Buổi |
Nội dung |
Tài liệu đọc tham khảo |
1. |
Tổng quan về nghiên cứu khoa học và quy trình nghiên cứu
|
Kumar (2005): Chương 1, 2 Saunders (2010): Chương 1, 2 Creswell (2008): Chương 1-6 |
2. |
Tổng quan cơ sở lý thuyết – phát triển các giả thuyết – kiểm định giả thuyết – thiết kế nghiên cứu
|
Kumar (2005): Chương 3-6 Saunders (2010): Chương 3 Creswell (2008): Chương 7, 8 |
3. |
Thiết kế điều tra, chọn mẫu, và thu thập dữ liệu sơ cấp |
Saunders (2010): Chương 7 Kumar (2005): Chương 12 |
4. |
Phân tích dữ liệu: Mã hoá và nhập liệu, làm sạch dữ liệu |
Trọng, Ngọc (2008): Chương 1-3 |
5 |
Tổng quan các mô hình kinh tế lượng thường sử dụng trong nghiên cứu kinh tế phát triển |
Gurajati (2009) |
6 |
Tổng quan các mô hình kinh tế lượng thường sử dụng trong nghiên cứu kinh tế phát triển (tiếp theo) |
|
7 |
Kiểm định giả thuyết nghiên cứu bằng mô hình hồi quy bội
|
Bài giảng tóm tắt Hoài, Bình, Duy (2009): Chương 7 Ramanathan (2002): Chương 3, 4, 6 Gurajati (2009): Chương 1-8, 13 Asteriou, Hall (2007): Chương 4-6, 9 |
8 |
Kiểm định giả thuyết nghiên cứu bằng mô hình hồi quy bội với các biến định tính |
Bài giảng tóm tắt Hoài, Bình, Duy (2009): Chương 7 Ramanathan (2002): Chương 7 Gurajati (2009): Chương 9 Asteriou, Hall (2007): Chương 10 |
9 |
Viết báo cáo nghiên cứu, trích dẫn tài liệu tham khảo
|
|
10 |
Viết báo cáo nghiên cứu, trích dẫn tài liệu tham khảo (tiếp theo)
|
|
11 |
Học viên báo cáo đề cương nghiên cứu |
|
12 |
Học viên báo cáo đề cương nghiên cứu |
|
- Tài liệu tham khảo:
Asteriou, D., Stephen G.Hall., (2007). Applied Econometrics: A Modern Approach Using Eviews and Microfit. Revised Edition, Palgrave MacMillan.
Booth,W., Colomb, G. & J. Williams (2008) The Craft of research. The University of Chicago Press. Third edition.
Baker, A & F. Manji (2004) Writing for Change. IDRC.
Creswell, J.W., Vicki L. Plano Clark., (2007). Designing and conducting mixed methods research. Sage Publications
Creswell. J.W., (2008). Thiết kế nghiên cứu – cách tiếp cận định tính, định lượng và theo các phương pháp hỗn hợp. Bản dịch của Fulbright, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright.
Griffiths, W.E., R. Carter Hill, Guay C. Lim, (2008). Using Eviews for Principles of Econometrics. 3rd Edition, John Wiley & Sons.
Gujarati, D., (2008). Basic Econometrics. 5rd Edition, McGraw-Hill.
Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. NXB Hồng Đức.
Kumar, R., (2005). Research Methodology – A Step-by-Step Guide for Beginners. Sage Publications.
Nguyễn Trọng Hoài, Phùng Thanh Bình, Nguyễn Khánh Duy., (2009). Dự báo và phân tích dữ liệu trong kinh tế và tài chính. NXB Thống Kê.
Ramanathan, R., (2002). Nhập môn kinh tế lượng với các ứng dụng. Bản dịch tiếng Việt, Chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright.
Saunder, M., Philip Lewis, Adrian Thornhill., (2010). Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh. (Nguyễn Văn Dung biên dịch). NXB Tài Chính.
- Phương pháp đánh giá môn học:
Bài tập 40%
Đề cương nghiên cứu 60%